Lớp 12/1 Trường THPT Đỗ Đăng Tuyển Khóa 2005-2008 Chào Mừng bạn đã đến với diễn đàn lớp 12/1. |
Bài gửi | Người gửi | Thời gian |
---|
học tiếng anh qua nghe bài hát | | Wed Mar 02, 2011 11:13 am
| Nhớ AFF Cup 2010, nhớ tuyển VN | | Mon Jan 10, 2011 10:44 am
| di choi dau nam di | | Wed Sep 15, 2010 11:07 am
| Anh em tập trung: "Chúc mừng năm học mới !!!" | | Sat Sep 11, 2010 11:29 am
| Lấy ý kiến về việc thay đổi diễn đàn | | Thu May 20, 2010 6:31 pm
| Tố cáo bản thân->rảnh!!!!!!!!!!!!! | | Fri Apr 30, 2010 4:21 pm
| he ki niem | | Sat Apr 24, 2010 7:45 am
| chuc sinh nhat lop truong | | Sat Apr 24, 2010 7:37 am
| happy birday chú admin!!!!! | | Thu Apr 22, 2010 1:36 pm
| CAM ON NHE! | | Sun Apr 18, 2010 6:49 pm
| Ru lại câu hò | | Sun Apr 18, 2010 1:42 pm
| Danh cho nhung ai da yeu,dang yeu va se yeu | | Sun Apr 18, 2010 9:51 am
|
|
| Phóng sự - kí sự từ Tuổi Trẻ Online "Quảng Nam hay cãi thiệt không ?". | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
HuuThong231 Admin
Tổng số bài gửi : 113 Số Tiền : 176 Đã được thanks : 4 Birthday : 23/01/1990 Join date : 12/10/2009 Đến từ : Miền Trung nước lụt. Job/hobbies : Student
| Tiêu đề: Phóng sự - kí sự từ Tuổi Trẻ Online "Quảng Nam hay cãi thiệt không ?". Tue Jan 12, 2010 10:42 am | |
| Thấy bài này hay nên post lên cho mọi người cùng đọc nếu ai đọc rồi thì cho ý kiến nha: "Quảng Nam hay cãi" - thiệt không? TT - Có thật người Quảng Nam khoái cãi? Vì sao họ phải cãi? Xưa và nay, những vụ cãi đã tạo nên bản sắc xứ Quảng thế nào?... Đó là những mệnh đề mà nhà báo Vũ Đức Sao Biển và những người trong cuộc sẽ có những lý giải thú vị gửi bạn đọc Tuổi Trẻ nhân dịp đầu năm mới 2010.Kỳ 1: “Chó chi cắn dê?” Năm 1999, UBND huyện Hàm Thuận Nam có nhã ý cho phép tôi tham quan ngọn hải đăng Kê Gà có lịch sử 100 năm. Tôi cùng đi với anh P.N. ở báo Bình Thuận. Khi thấy ông chánh văn phòng UBND huyện đưa chúng tôi ra đến bãi biển Tân Thuận, anh đội trưởng phụ trách hải đăng bơi chiếc thúng chai vào đón. Tôi nhìn quanh bãi biển vắng, chỉ thấy một chiếc thuyền đánh cá lớn mang số hiệu QNa (Quảng Nam) đậu sát mé bờ. Trên thuyền có một ông già đầu bạc ngồi xem báo. Tôi biết đó là một thuyền đánh cá của dân Quảng Nam đang ghé Bình Thuận bán cá. Cãi vì... bất bìnhÔng chánh văn phòng hỏi anh đội trưởng: “Hôm nay anh em hải đăng mình có món gì đãi khách không?”. Anh đội trưởng nói: “Thưa anh, không có gì hết”. “Ủa, sao lạ vậy? Tôi nhớ hồi trước anh em mình nuôi nhiều dê lắm mà”. “Thưa anh, đàn dê nuôi trên hải đăng bị chó cắn chết hết rồi. Để em hỏi xem thuyền đánh cá này, không chừng có cá ngon mình mua nấu cháo”. Câu chuyện giữa hai người đến chỗ ấy thì bỗng dưng ông già đầu bạc ngồi trên thuyền phản ứng. Ông vất tờ báo và đôi mắt kính vào khoang, nói chen vào bằng ngữ thanh đặc sệt Quảng Nam với một ngữ khí rất gay gắt: “Chó chi cắn dê? Mấy ông bắt dê ăn thịt hết thì nói trớt cha là ăn thịt hết rồi, chớ đừng đổ thừa do chó cắn”. Câu nói của ông già làm anh đội trưởng hơi quê. Anh nói: “Bác ơi, chuyện của tụi tui mà. Bác có cá gì ngon bán cho tui một con nấu cháo”. Ông già Quảng Nam vẫn gân guốc: “Mới đi biển về, cá ngon dư sức có. Đồng ý ông nói chó cắn chết dê là chuyện của ông nhưng tui nghe không thuận lỗ tai. Tui đã từng nuôi dê bầy, không có con chó mô cắn dê hết. Ông nói chó cắn dê là ông vu oan giá họa cho con chó, nói trật! Chừ có cá đó nhưng tui không muốn bán!”. Anh đội trưởng thiếu điều muốn lạy ông già Quảng Nam, còn tôi thì khoái vì bỗng nhiên lại gặp đồng hương có... năng khiếu cãi như mình. Tôi bỏ giày, xăn quần lội ra mép nước, cũng nói bằng giọng Quảng Nam chánh cống: “Nề bác ơi, chớ bác ở huyện mô ngoài mình mà vô đây đánh cá?”. Ông già nhìn tôi, ngữ khí đã dịu xuống: “Tui ở Điện Bàn. Còn ông?”. “Tui ở Duy Vinh, Duy Xuyên”. “Rứa hả? Ông ra đây làm chi?”. “Dạ, lên tham quan ngọn hải đăng”. Ông già cười: “Hóa ra ông là khách đó hỉ? Nề, ông đội trưởng, thôi ông lại đây tui bán cá cho”. Đội trưởng xăn quần lội xuống mép nước. Ông già gân còn ráng “vớt” thêm một câu: “Ông mà còn nói chuyện chó cắn dê thì dẫu mua 100 ký cá tui cũng không bán”. Khi chúng tôi mua được con cá chét, ngồi lên thúng chai để ra hải đăng, ông già cười nói với tôi: “Đồng hương đi “tham quan tham vua” cho vui hỉ!”. “Dạ. Chúc bác khỏe hỉ!”. Ông chánh văn phòng ủy ban lắc đầu: “Đúng là gặp ông già Quảng Nam!”. Cãi để... tồn tạiÔng già kia neo thuyền là để đợi người mua cá. Đáng lẽ ông bán cá càng nhiều càng tốt, nghĩa là phải dụ cho người ta mua, phải... thỏa hiệp với người mua. Với một ngư dân miền khác nghe câu chuyện đó họ có thể chỉ nhún vai cười ruồi. Nhưng ngày xui tháng rủi, anh đội trưởng nói một câu “nghe không thuận lỗ tai” trước một ông già gân Quảng Nam thứ thiệt nên bị “dính chấu”. Người Quảng Nam thường thích đấu tranh bằng lý lẽ, mặc dù những nội dung đấu tranh ấy không liên quan gì đến họ. Họ muốn chân lý và sự công bằng được tôn trọng. Tôi nhớ đâu khoảng năm 1964 hay 1965 gì đó, một viên quận trưởng quận Duy Xuyên đã có hành vi cưỡng bức một thiếu nữ 16 tuổi. Vụ việc bị người dân biết được. Thế là người dân các xã tự động kéo đến quận đường Duy Xuyên đấu tranh. Đầu tiên họ cãi nhau với lính gác để vào được bên trong. Sau đó họ cãi nhau với viên quận trưởng. Và họ đã thi hành công lý một cách tự phát: cạo đầu viên quận trưởng để trừng phạt. Đất Quảng, nơi mùa hè gió nam từ Trường Sơn thổi xuống mang theo cái nóng nung người, mùa đông gió mùa đông bắc lạnh đến cắt da cắt thịt. Đã thế năm nào cũng bị bão lụt tàn phá, con người Quảng Nam luôn phải đấu tranh với thiên nhiên để sinh tồn từ đời này qua đời khác. Đấu tranh đã trở thành thuộc tính của họ. Cãi là một hình thức thể hiện thuộc tính đấu tranh. Từ xưa, tỉnh Quảng Nam được xem là tỉnh nghèo, đời sống kinh tế khó khăn. Cơ bản Quảng Nam năm nào cũng đói kém nên về đời sống kinh tế người Quảng Nam không thể giàu sang hơn ai. Không hơn người bằng kinh tế, người Quảng Nam chỉ còn biết phát triển trí tuệ. Dân Quảng Nam chuyên cần, học giỏi, say mê sách vở, ham hiểu biết. Cãi (hiểu theo nghĩa phản biện) là một phản ứng của con người trí tuệ. Khi người Quảng Nam cãi, họ vận dụng hết lý lẽ, câu chữ, thái độ. Họ phải cãi cho thắng cơ! Đất Quảng Nam là đất của những lưu dân Thanh - Nghệ vào lập nghiệp từ thế kỷ 15, sau chuyến tuần du của vua Lê Thánh Tôn về phương Nam lập ra dinh trấn Quảng Nam. Những người bỏ quê nhà ra đi về phương Nam khẩn hoang là những người nghèo. Thời quân chủ, họ bị quan lại, địa chủ, cường hào bóc lột. Thực dân Pháp đã chọn Đà Nẵng của Quảng Nam làm nơi nổ súng đầu tiên, mở màn cho cuộc chiến tranh xâm lược năm 1858. Đế quốc Mỹ cũng chọn Đà Nẵng của Quảng Nam làm nơi đổ quân đầu tiên thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược năm 1965. Người Quảng Nam luôn phải đi đầu trong chiến tranh, luôn chịu nhiều đau thương, áp bức, bóc lột. Chính vì vậy họ khao khát sự công bằng, yêu chân lý. Cãi là một hình thái đòi hỏi sự công bằng, hướng tới chân lý. Sau cùng, người Quảng Nam là người cứng rắn, chịu chơi. Họ cứng rắn đến độ ngoan cố và chịu chơi đến mức có thể chung hết cuộc đời mình. Phong trào kháng thuế Trung kỳ xuất phát từ các nhân sĩ, trí thức Quảng Nam đối kháng với chế độ thực dân Pháp chứng tỏ sự cứng rắn, chịu chơi đó. Đối kháng với kẻ thù cũng là một cách cãi. Bởi người Quảng Nam luôn tự tin ở chính mình. Họ tin họ phải thắng, dù là... “thiệt chiến”. VŨ ĐỨC SAO BIỂN ___________________ “Công phu” cãi đã trở thành quán tính của người Quảng Nam. Chuyện này mặc định đến nỗi ra trước một đám đông, nghe một ai đó nói một chuyện sai sự thật mà không có ai cãi lại thì ta có thể kết luận trong đám đông ấy không có người Quảng Nam nào!
Được sửa bởi HuuThong231 ngày Tue Jan 12, 2010 11:08 am; sửa lần 3. | |
| | | HuuThong231 Admin
Tổng số bài gửi : 113 Số Tiền : 176 Đã được thanks : 4 Birthday : 23/01/1990 Join date : 12/10/2009 Đến từ : Miền Trung nước lụt. Job/hobbies : Student
| Tiêu đề: Kì 2 nè. Tue Jan 12, 2010 10:47 am | |
| "Quảng Nam hay cãi" - thiệt không? - Kỳ 2: Những “chiêu thức” cãi TT - Về cơ bản, người Quảng Nam nào cũng đắc thủ được công phu cãi; chỉ khác nhau ở chỗ thâm hậu hay hời hợt, nhiều hay ít, cãi lớn hay... cãi nho nhỏ.Cãi nhỏTrên quốc lộ 1A đoạn qua huyện Điện Bàn có quán bún xương BL khá danh tiếng. Một ông cụ vào gọi tô bún xáo. Cô phục vụ bàn bưng tô bún ra, ông cụ bảo: “Mi đem vào đổi tô khác. Tô ni nước không sôi”. Cô gái vâng lời, đem vào đổi tô khác bưng ra. Ông cụ vẫn điềm nhiên: “Tô ni nước không sôi. Đổi tô khác cho tao”. Đến nước này thì cô gái không chịu được nữa, nói: “Răng ông nói nước không sôi? Nước sôi ào ào người ta mới đổ vào và bưng ra đây”. Ông cụ vẫn điềm nhiên: “Mi nói nước sôi hả? Nước sôi răng mi đút được hai ngón tay cái khi bưng bún ra cho tao?”. Tôi may mắn chứng kiến được cảnh cãi lộn đó, phì cười đến nỗi cục xương bò văng ra. Đôi mắt quan sát của ông cụ khá tinh tế, nhìn một cái đã biết cô gái đút hai ngón tay vào tô bún. Chưa chắc là cô gái đã thật sự đút hai ngón tay vào nước nóng nhưng cách bưng tô bún của cô làm ông cụ bực mình. Tôi nhắc cô gái: “Cháu nên để tô bún trên cái đĩa rồi bưng ra”. Quả nhiên, đến tô thứ ba thì ông cụ mới chịu ăn mặc dù nước có thể nguội ngắt. Người Quảng Nam hay cãi thường có giả bộ như nghe lời của người khác nhưng... vẫn làm theo ý của mình và nói theo ý của mình. Cái gì họ thấy không đồng ý mặc dù đã được người khác quyết, họ vẫn nói ngay ra. Mới đây, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam xét xử phúc thẩm vụ phá rừng Khe Diên, trong đó có bị cáo T.Đ.M. - nguyên hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Quế Sơn. Ông M. khai chính cấp trên của ông đã chỉ đạo ông làm như thế nhưng các vị cấp trên đó thì không ai ra tòa. Tòa tuyên phạt ông 12 tháng tù, cho hưởng án treo. Án đã tuyên nhưng ông M. vẫn càm ràm: “Thưa quý tòa, đây là một vụ án mà quạ ăn dưa bắt cò phơi nắng”. Tòa chỉ còn biết cười. Và cãi... lớnTích cực hơn, người Quảng Nam hay cãi thẳng thừng không tuân lệnh cấp trên mặc dù họ biết hành động đó khiến họ có thể mất chức, mất việc. Ai đã chứng kiến cuộc họp khẩn cấp tại UBND tỉnh Quảng Nam trong đêm lụt tháng 12-1999 mới khâm phục tính cứng rắn, quả cảm của ông Lê Trí Tập, chủ tịch ủy ban. Ông Tập từng là kỹ sư thủy lợi, tham gia xây dựng hồ Phú Ninh (nằm giữa thành phố Tam Kỳ và huyện Phú Ninh). Trong cơn lụt dữ dội năm 1999, nước nguồn Chiên Đàn tràn về và mưa tràn lai láng các mặt đập. Ông Tập ra lệnh cho 5.000 thanh niên xung kích, bộ đội, công an... lấy bao cát be bờ mặt đập, đồng thời cho xả lũ theo đúng quy trình, quyết giữ hồ Phú Ninh. Đang lúc chiến đấu căng thẳng nhất thì các cán bộ trung ương đề nghị ông Tập ra lệnh phá một mặt đập cho nước thoát tự do để hồ Phú Ninh khỏi vỡ. Ông Tập nói: “Ra lệnh nổ mìn để phá một mặt đập thì hàng mấy trăm nghìn mét khối nước sẽ tràn ngập Tam Kỳ; căn nhà mà chúng ta đang ngồi đây có thể lộn đi ba vòng; chúng ta cùng nhân dân Tam Kỳ, Núi Thành, Thăng Bình sẽ chết. Phá mặt đập cũng chết, không phá thì đập vỡ cũng có thể chết. Vậy tôi cương quyết không ra lệnh phá mặt đập”. Cán bộ trung ương đề nghị ông Tập ra lệnh cho di dời dân rồi hãy phá mặt đập. Ông Tập cương quyết: “Bây giờ đã là 10 giờ đêm. Chúng tôi lấy đâu ra phương tiện thuyền bè để di dời mấy vạn dân? Mà ban đêm tối thui thế này, liệu họ có chịu ra khỏi nhà cho chúng tôi di dời? Nước lên bốn bề, làm sao lo chỗ ăn chỗ ngủ cho bà con? Di dời cũng chết, không di dời cũng chết, vậy tôi cương quyết không di dời”. Cuộc họp thật sự nổi sóng gió. Ông Lê Trí Tập đã đúng. Về khuya trời ngớt mưa; sáu mặt đập vẫn xả lũ theo đúng quy trình. Nước hạ xuống. Hồ Phú Ninh hiên ngang tồn tại. Bề ngoài ông Lê Trí Tập là con người hiền hòa, rất dễ thân nhưng bên trong, tinh thần và ý chí ông rất cứng rắn. Việc ông “cãi lệnh trên” không phá mặt đập bắt nguồn từ niềm tin nội tâm và tính “dám quyết, dám chịu” của một thuyền trưởng trong giờ phút con tàu có thể đắm! VŨ ĐỨC SAO BIỂN Ông Lê Trí Tập - nguyên chủ tịch tỉnh Quảng Nam: “Nước lũ đã dâng trắng đồng, tin khẩn từ hồ Phú Ninh liên tục báo về mực nước đã ngấp nghé đến cao trình xả lũ. Đúng lúc ấy tôi nhận được công điện khẩn của Ban chỉ đạo Phòng chống bão lụt trung ương gửi vào với nội dung: “Nếu nước lũ đến cao trình thì buộc phải phá đập, xả lũ”.
Tuy nhiên, nếu làm đúng như “lệnh trên” thì không biết dân sẽ chết như thế nào vì bên dưới chân đập Phú Ninh là cả thị xã Tam Kỳ với hàng mấy trăm nghìn dân.
Suy nghĩ một hồi tôi quyết định đưa ra một phương án đối lập với “lệnh trên” là tìm cách bảo vệ đập bằng việc đắp cao thêm 30cm. Khi ấy có người cho rằng tôi cãi lại lệnh trên. Tâm trạng tôi lúc đó hết sức bình tĩnh. Mình chắc chắn làm được thì mới dám cãi lại chứ!”.Đăng Nam Lý giải hiện tượng “Quảng Nam hay cãi”, phó giáo sư ngôn ngữ học Vương Hữu Lễ cho rằng điểm xuất phát câu truyền khẩu này liên quan đến sự kiện cách nay hơn 75 năm. Khởi đầu là cuộc bút chiến giữa hai nhà báo Phạm Quỳnh và Ngô Đức Kế vào năm 1924. Cụ Phạm Quỳnh đề cao Truyện Kiều là “quốc hồn, quốc hoa, quốc túy”, cụ Ngô Đức Kế chống lại bằng bài viết “Nền quốc văn và luận chính học cùng tà thuyết”. Một thời gian dài cụ Phạm Quỳnh im lặng.
Sáu năm sau, cả nhà báo Phan Khôi trên báo Phụ Nữ Tân Văn ở Sài Gòn và nhà báo Huỳnh Thúc Kháng trên báo Tiếng Dân ở Huế lên tiếng về sự im lặng của cụ Quỳnh. Thế là cuộc tranh luận có tiếng vang trong khắp nước bởi hai nhà báo tiếng tăm và sắc sảo của các tờ báo lớn trong nước thời ấy. Và hơn mười năm sau (1941), hai nhà báo gốc Quảng này lại bắt bẻ lẫn nhau về chuyện “thơ mới” được đăng tải trên báo Tiếng Dân và Dân Báo. Chính vì lẽ đó mà công luận chú ý “giọng nói” của hai ông và người ta nghĩ rằng người Quảng Nam có tính “hay cãi”.
Đáng chú ý là vào năm 1922, cụ Phan Châu Trinh đã khẳng khái “cãi” đến... thiên tử, khi nhà vua không làm tròn trách nhiệm. Đó là sự kiện khi vua Khải Định sang Pháp dự đấu xảo ở Marseille, cụ đã viết Thư thất điều kể bảy tội của vị vua này, trong đó có hai tội không thể dung tha: làm nhục quốc thể và vung phí của dân. Có thể xem Thư thất điều là bản “tuyên ngôn” của một công dân nước ta “cãi” với người cầm quyền cao nhất!Phan Thanh Minh (Đài phát thanh - truyền hình Quảng Nam) --------------------------------------------------- Ông Vũ Đức Sao Biển cho rằng: “Cãi thể hiện một thái độ sống. Khi người ta lên tiếng cãi là người ta không hờ hững với đời”, rồi ông bàn: “Nếu trên đường đời mà việc gì cũng tai ngơ mắt lấp; không nghe, không thấy và không có ý kiến... thì sống làm gì”. Ấy là ý ông, còn bạn đọc sẽ “cãi” với ông thế nào?
Được sửa bởi HuuThong231 ngày Tue Jan 12, 2010 11:08 am; sửa lần 1. | |
| | | HuuThong231 Admin
Tổng số bài gửi : 113 Số Tiền : 176 Đã được thanks : 4 Birthday : 23/01/1990 Join date : 12/10/2009 Đến từ : Miền Trung nước lụt. Job/hobbies : Student
| Tiêu đề: Kỳ 3. Tue Jan 12, 2010 10:54 am | |
| "Quảng Nam hay cãi" - thiệt không? - Kỳ 3: Chiêu thức “trước cãi, sau thương”TT - Bạn là người đàn ông lần đầu tiên gặp và bày tỏ sự thân mật với một cô gái. Nếu là cô gái Hà Nội, cô ta sẽ phản ứng khá dịu dàng: “Ấy chết, anh buông tay em ra”. Còn cô gái Huế sẽ phản ứng cực kỳ nhỏ nhẹ: “Tội nghiệp em, em còn nhỏ mà”. Còn cô gái Nam bộ có thể sẽ nói: “Coi chừng người ta thấy”... Nhưng nếu đó là cô gái Quảng Nam, cô sẽ phản ứng rất thô bạo: “Chớ ông làm cái chi rứa? Ông bỏ tay tui ra chưa?”. Gặp trường hợp như vậy xin bạn đừng quê độ, đừng sốc. Người Quảng Nam luôn trả lời bằng một câu hỏi mà. Xin hãy cứ bình tĩnh và tiến tới. Cho đến khi cô gái Quảng Nam nói với bạn: “Chu, cái ông ni dễ thương kinh” thì có nghĩa là bạn đã thành công. Đặc biệt, người Quảng Nam thường trả lời câu hỏi của bạn bằng một câu hỏi ngược lại. Thí dụ bạn hỏi: “Đi một mình đến đây à?”, người ta sẽ trả lời: “Một mình chớ mấy mình?” hoặc nghiêm trọng hơn: “Thấy một mình răng còn hỏi lui hỏi tới?”. Ở chừng mực nào đó, người hay cãi giúp đối tượng có cơ hội tự nhìn lại mình. Tôi có một ông bạn có con thi đại học 14 năm trước đây. Môn toán của cháu không biết làm sao chỉ đạt điểm 2. Anh mang hồ sơ khiếu nại đến cho tôi coi và thuyết pháp đến... vài giờ rồi mới đi cãi. Tôi nghĩ bụng chắc anh chẳng làm ra cái cơm cháo gì. Ấy vậy mà anh cãi hay đến nỗi người ta phải phúc khảo lại điểm toán cho thằng bé. Điểm phúc khảo đạt 8 điểm. Nó đậu hoành tráng. Tiếc là anh bận làm kinh tế, không viết lại quyển Nghệ thuật cãi điểm thi cho... đời sau học tập. Tôi nghĩ các vị giám khảo phải cảm ơn anh bạn tôi. Nếu hiểu cãi như một cách phản biện để tìm ra cái đúng thì việc cãi của người Quảng Nam thật sự rất hay. Người Quảng Nam biết cãi là ở một chừng mực nào đó thể hiện được dũng khí của mình. Ít nhất trước một sự kiện, tình huống nào đó của cuộc đời, người biết cãi cũng thể hiện được một thái độ sống. Khi người ta lên tiếng cãi là người ta không vô cảm, không hờ hững với đời. Nếu ta đi trên đường đời mà việc gì cũng tai ngơ mắt lấp, không nghe, không thấy, không biết và không có ý kiến thì sống làm gì? Cãi là một cách chứng minh quyền bình đẳng. Anh ỷ anh ăn miếng ngon, mặc áo veste, ở nhà lầu, đi xe đời mới mà nói bậy là tôi được quyền cãi chứ! Tuy nhiên cũng có khía cạnh khác trong cái cãi này, chẳng ai ghi lại thành nhật ký nhưng người Quảng Nam nhớ rất dai, đặc biệt là những chuyện làm họ bực mình. Thế là họ đợi có dịp gặp nhau để... cãi. Dịp tốt nhất để cãi là đám giỗ. Trời ơi, những chuyện thời "cố lũy cố lai" nào đó được dịp tuôn ra khiến chủ nhà mời đám giỗ lo cuống quýt, sợ khách... ra quyền cước. Viễn tổ của tộc Vũ Văn chúng tôi vốn người Thanh Hóa, vào Quảng Nam khai khẩn vùng đất hạ du sông Thu, lập làng từ trên năm thế kỷ trước. Làng ấy bây giờ là xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên. Theo các bậc trưởng thượng kể lại, năm Thành Thái thứ 13 (1902), hai tộc Vũ Văn và Nguyễn Tấn tranh nhau cái tiền hiền. Ban đầu họ cãi nhau bằng miệng, sau đó dùng tới gậy gộc, giáo mác. Phụ nữ lo tiếp cơm nước, đàn ông lo đánh nhau chỉ để giữ tấm bia tiền hiền đầu làng. May mắn sau đó có sắc phong của vua Thành Thái về công nhận Vũ Đức tộc đứng vai tiền hiền. Mọi chuyện tạm yên nhưng các cụ vẫn ấm ức, dặn trai gái hai tộc không được lấy nhau. Chuyện xảy ra năm 1902 mà tới năm 1959, trưởng tộc còn dặn dò con cháu. Rứa mới kinh! VŨ ĐỨC SAO BIỂN
Được sửa bởi HuuThong231 ngày Tue Jan 12, 2010 11:09 am; sửa lần 1. | |
| | | HuuThong231 Admin
Tổng số bài gửi : 113 Số Tiền : 176 Đã được thanks : 4 Birthday : 23/01/1990 Join date : 12/10/2009 Đến từ : Miền Trung nước lụt. Job/hobbies : Student
| Tiêu đề: Kì cuối. Tue Jan 12, 2010 10:58 am | |
| "Quảng Nam hay cãi" - thiệt không? - Kỳ cuối: Cãi vì dân sinhTT - Nguyên phó chủ tịch Quốc hội Mai Thúc Lân (quê ở huyện Điện Bàn, Quảng Nam) cũng nổi tiếng về cãi. Lúc ông Lân làm bí thư tỉnh ủy - trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, trong một lần họp Quốc hội, đoàn Quảng Nam được mời phát biểu trước, ông Lân nói để các đoàn khác nói trước. Lúc giải lao, chủ tịch Quốc hội hỏi ông Lân: “Sao chủ tịch đoàn mời mà ông không chịu phát biểu?”. Ông Lân mới trả lời: “Phải để cho các tỉnh nói trước, sau đó Quảng Nam cãi thì mới ra luật được. Tôi nói rứa có đúng không?”. Chủ tịch Quốc hội bật cười. Cãi với tỉnhBí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự là người nổi tiếng hay cãi tới cùng. Hồi ông làm chủ tịch UBND thị xã Hội An (trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ) đã cãi nhau kịch liệt với lãnh đạo tỉnh và tuyên bố sẽ bỏ các cuộc họp quan trọng nếu tỉnh không chấp thuận cho nơi này được bán vé tham quan để trùng tu di tích cổ. Thời điểm 1995-1996 phố cổ Hội An xuống cấp nghiêm trọng, người dân lén phá nhà cổ xây nhà mới ngày càng nhiều. Muốn người dân không đập nhà cổ thì thị xã phải có tiền hỗ trợ bà con. Chủ trương “dựa vào di tích để nuôi di tích” ra đời. Sau nhiều lần bàn bạc, tháng 8-1996 thị xã Hội An trình lên UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng bản đề án bán vé tham quan phố cổ với giá 10.000 đồng/khách trong nước và 5 USD/khách nước ngoài. Sự phản kháng quyết liệt nảy sinh từ các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và tỉnh đã không đồng ý. Tại cuộc họp do tỉnh tổ chức, ông Nguyễn Sự bỏ họp, kéo bầu đoàn ra về. Những cuộc họp sau đó Hội An cũng không dự. Cuối cùng tỉnh nhượng bộ. Nhờ vậy nguồn thu từ bán vé tham quan mỗi năm lên đến gần 10 tỉ đồng. Thị xã hỗ trợ phù hợp 25-70% kinh phí trùng tu nhà cổ cho dân. Cãi với... “quan”Ông Sự hay cãi với cấp trên nhưng cho hay dân chúng cũng “cãi” với ông như cơm bữa. Ông nói: “Dân lúc nào mà không cãi, vấn đề là khi mình làm mọi chuyện vì quyền lợi của họ, họ sẽ tâm phục khẩu phục!”. Trong cơn lũ lịch sử năm 1999, trong lúc các xã khẩn cấp di dời dân tránh lũ thì có một bà cụ hơn 70 tuổi nhà ở sát sông tại thôn Vĩnh Thành, xã Cẩm Nam kiên quyết không chịu ra khỏi nhà. Tình hình mỗi lúc một khẩn cấp, cả thôn ai cũng đi, riêng bà cụ này không chịu đi với lý do: “Tui là bà mẹ Việt Nam anh hùng. Xe tăng Mỹ tới ủi nhà, súng đạn tụi hắn mở rốp rốp tui còn không sợ, sợ chi ba cái nước lụt ni mà biểu tui đi. Tui không đi”. Trước tình thế này chính quyền xã Cẩm Nam cầu cứu ông Sự. Ông Sự cho canô chạy qua và ra lệnh: “Nếu bà không chịu đi thì tôi ra lệnh bắt giam. Nhà sắp trôi sông, bà không chịu đi thì chết ai chịu”. Lúc đó bà cụ mới nhẹ giọng: “Nếu chú Sự bắt thì tôi đi”. Vừa mới đưa bà cụ ra khỏi nhà, chừng 15 phút sau ngôi nhà kiên cố của cụ ụp xuống sông. Lúc ấy bà cụ mới quay qua khóc: “Tui già rồi lẩn thẩn mấy chú bỏ qua cho. Tui cảm ơn, không có mấy chú cứu thì tui trôi sông rồi!”. Một chuyện khác, hồi cơn bão số 6 năm 2007 tràn vào Quảng Nam - Đà Nẵng. Toàn bộ dân các xã ven biển của thị xã Hội An được di dời ngay trong đêm. Vậy mà có một ông già ở làng An Bàng, xã Cẩm An đem tấm Huân chương Kháng chiến hạng 3 để ngay trên bàn thờ giữa nhà và tuyên bố với lãnh đạo xã: “Tui không đi đâu hết, Mỹ mạnh rứa, súng ống đầy mà còn sợ tui, gió bão là cái thứ chi mà tui phải sợ. Mấy ông ngon làm chi đó làm, tui không đi”. Thuyết phục không được, cưỡng chế cũng không ăn thua vì ông già nằm ăn vạ không nhúc nhích. Tình hình mỗi lúc thêm căng, xã nhờ ông Sự can thiệp. Lúc ông Sự xăm xăm bước vào nhà, thấy ông già nằm quay lưng ra cửa ăn vạ bèn nói to: “Lính Mỹ sợ ông chớ gió bão sợ chi ông. Bão có nghe ông cãi đâu. Chừ ông có đi hay không?”. Ông già ngoảnh mặt ra, thấy ông Sự bèn hạ giọng: “Chú Sự hả, chú nói rứa thì tui đi!”. “Kiện” cây hoa sữaTrên đường Huỳnh Thúc Kháng, thị xã Tam Kỳ những năm trước có đến hơn 300 cây hoa sữa được trồng ken dày. Để chung sống với mùi hoa sữa, người dân sống dọc hai bên đường đành phải đeo khẩu trang suốt ngày hoặc đóng kín cửa nhà để tránh mùi thơm bất đắc dĩ mà họ phải gánh chịu, mỗi khi trời trở gió heo may hoa sữa nở. Các hộ dân nằm trên tuyến đường này không chịu nổi mùi hoa sữa nồng nặc nên bàn cách chặt bớt. Nhưng quy định của thị xã hễ ai đụng vào cây hoa sữa sẽ bị phạt rất nặng. Các hộ dân họp lại với nhau tìm cách đối phó với cây hoa sữa. Có người đưa ra ý phải viết đơn kể tội và “đi kiện” cây hoa sữa. Trong lá đơn, bà con mỗi người góp một ý. Người buôn bán thì bảo rằng buôn bán ế ẩm bởi khách không dám đến, hết mùa hoa lại khổ vì mùa trái hoa sữa chín, nở bung ra bay khắp nhà giống như lông chó, đến bữa ăn phải đóng cửa vì sợ bay vô thức ăn. Người thì đưa ra chuyện nhà có người bị bệnh dị ứng với mùi hoa sữa, phải tìm cách chuyển nhà. Nói chung cả một rừng lý do thảm não và đầy tính “dân sinh”. Đơn gửi đi với lý lẽ rõ ràng, chính quyền thị xã Tam Kỳ phải ra lệnh chặt bỏ bớt cây hoa sữa trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng. Dân hỉ hả ra mặt! KIM EM Nhà văn Nguyên Ngọc:Cái tính hay cãi của người Quảng Nam có nguồn gốc lịch sử. Từ thời vua Lê Thánh Tông (1471) đã có một cuộc di dân vào Nam và lập nên Quảng Nam - Thừa Tuyên từ đèo Hải Vân trở vào. Đến thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, Nguyễn Hoàng (1600-1602) chọn vùng đất Quảng Nam để lập nghiệp và đây là cuộc di dân lớn thứ hai từ Thanh Hóa vào.
Những người dân đi theo Nguyễn Hoàng vào Quảng Nam là những người cãi lại xã hội thối nát đương thời và mong muốn xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn. Đó chính là sự chống đối và cãi lại cái lạc hậu. Cũng nhờ vậy mà từ một xã hội thuần nông trước đây, Nguyễn Hoàng đã giúp dân làm quen với thương nghiệp, mở rộng bờ cõi về phương Nam, lập ra thương cảng Hội An sầm uất làm ăn, giao lưu với quốc tế. Nếu không có sự “cãi lại” đó thì làm gì mà có Hội An như bây giờ?
Còn “cải cách” từ phong trào Duy Tân của cụ Phan Chu Trinh là từ Hán - Việt nên không đồng nghĩa với từ “cãi”. Tuy nhiên về nội dung thì như nhau, bởi cụ Phan Chu Trinh muốn cải cách là muốn thay cái cũ lạc hậu, không hợp thời để có cái mới tốt đẹp hơn. Theo cụ Huỳnh Thúc Kháng, cụ Phan Chu Trinh chính là nhà cách mạng đầu tiên của Việt Nam. Cách mạng ở đây là thay đổi xã hội cũ, tạo lập một xã hội mới. | |
| | | vanbuingoc Tổ Phó
Tổng số bài gửi : 46 Số Tiền : 67 Đã được thanks : 1 Join date : 20/10/2009
| Tiêu đề: Re: Phóng sự - kí sự từ Tuổi Trẻ Online "Quảng Nam hay cãi thiệt không ?". Tue Jan 12, 2010 2:41 pm | |
| ui! thật là tự hào biết bao con người quảng nam. Bởi lẽ trong số đó chính bản thân của mình cũng là người rất thích cãi,. không chỉ để đem lại cái vinh cái đạo mà còn thể hiện phong cách của con người. hahaha. vui quá đi th đã đánh thức trong tâm hồn con người qảng nam một thái độ rất tích cực. Vì vậy chúng ta hãy thể hiện bản lĩnh của con người quảng nam đi nha. | |
| | | dong_nl Tổ Phó
Tổng số bài gửi : 44 Số Tiền : 68 Đã được thanks : 0 Birthday : 21/05/1990 Join date : 16/10/2009 Đến từ : đại học nông lâm TP HCM Job/hobbies : student
| Tiêu đề: Re: Phóng sự - kí sự từ Tuổi Trẻ Online "Quảng Nam hay cãi thiệt không ?". Tue Jan 12, 2010 8:21 pm | |
| sao thấy dài quá đi....nên nản!hj để khi nào rnahr đã!see y again | |
| | | HuuThong231 Admin
Tổng số bài gửi : 113 Số Tiền : 176 Đã được thanks : 4 Birthday : 23/01/1990 Join date : 12/10/2009 Đến từ : Miền Trung nước lụt. Job/hobbies : Student
| Tiêu đề: Re: Phóng sự - kí sự từ Tuổi Trẻ Online "Quảng Nam hay cãi thiệt không ?". Tue Jan 12, 2010 8:27 pm | |
| Nhìn zậy thôi chứ đọc lát nữa thấy hay hok có mà đọc nữa kaka Ráng đọc đi ku bài này cũng khá được đó. | |
| | | nguyenanhphuong Admin
Tổng số bài gửi : 107 Số Tiền : 137 Đã được thanks : 1 Birthday : 19/02/1990 Join date : 12/10/2009 Job/hobbies : sinh dziên tạm thời
| | | | soledad2202 Thành Viên Lớp
Tổng số bài gửi : 26 Số Tiền : 30 Đã được thanks : 1 Birthday : 22/02/1990 Join date : 16/10/2009 Đến từ : DH BKDN
| Tiêu đề: Ha ha, dzu nay dzui nghe! Wed Jan 13, 2010 8:20 pm | |
| | |
| | | HuuThong231 Admin
Tổng số bài gửi : 113 Số Tiền : 176 Đã được thanks : 4 Birthday : 23/01/1990 Join date : 12/10/2009 Đến từ : Miền Trung nước lụt. Job/hobbies : Student
| Tiêu đề: Re: Phóng sự - kí sự từ Tuổi Trẻ Online "Quảng Nam hay cãi thiệt không ?". Thu Jan 14, 2010 12:33 am | |
| - HuuThong231 đã viết:
- “Công phu” cãi đã trở thành quán tính của người Quảng Nam. Chuyện này mặc định đến nỗi ra trước một đám đông, nghe một ai đó nói một chuyện sai sự thật mà không có ai cãi lại thì ta có thể kết luận trong đám đông ấy không có người Quảng Nam nào!
Cái này hay nè.... | |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Phóng sự - kí sự từ Tuổi Trẻ Online "Quảng Nam hay cãi thiệt không ?". | |
| |
| | | | Phóng sự - kí sự từ Tuổi Trẻ Online "Quảng Nam hay cãi thiệt không ?". | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |
|